Càng trẻ càng dễ bị ung thư tinh hoàn23/08/2012 - 0

   Ở người bình thường thì hai tinh hoàn không hoàn toàn giống nhau. Theo thống kê, tinh hoàn bên phải thường to hơn tinh hoàn bên trái. Kích cỡ tinh hoàn cũng khác nhau ở từng người dù cùng độ tuổi, nhưng chức năng thì giống nhau. Tuy tinh hoàn 2 bên không to đều nhau, nhưng sự chênh lệch cũng không lớn. Do đó, nếu bạn ở trường hợp này thì không nên quá lo lắng. Nếu hai bên tinh hoàn của bạn từ trước đến nay vẫn bằng nhau (hoặc chênh lệch một chút), nay đột nhiên một bên to rõ rệt hơn, thì nên chú ý. Bạn cần nhớ lại xem trước đó có bị va chạm, đụng giập gì không.

   Trường hợp tinh hoàn tự nhiên to hơn hẳn, có thể lúc to lúc nhỏ và đi kèm với những biểu hiện bất thường như bụng chướng, đau, nôn… thì có thể là biểu hiện của thoát vị bẹn. Nếu tinh hoàn to lên, đi kèm triệu chứng đau tinh hoàn, sốt, thì có thể là viêm mào tinh hoàn hay viêm tinh hoàn. Nếu như tinh hoàn to mà không kèm theo bất cứ một triệu chứng nào, thì khả năng bị ung thư là rất lớn, bạn cần đi khám chuyên khoa Nam học để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trẻ ở độ tuổi 15-35, trong đó các tế bào trở thành ác tính ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.

   Ung thư tinh hoàn có thể phân thành hai loại chính: u tinh (chiếm khoảng 30%) và không phải u tình (bao gồm ung thư biểu mô màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi noãn). Ung thư tinh hoàn có thể phối hợp cả hai loại này. Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn còn chưa rõ, song một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mác bệnh: tinh hoàn lạc chỗ (tinh hoàn ẩn), quá trình phát triển tỉnh hoàn không bình thường, hội chứng Klinefelter (một rối loạn nhiễm sắc thể giới tính có đặc điểm là nồng độ hooc-môn sinh dục nam thấp, vô sinh, vú to và tinh hoàn nhỏ), tiền sử bị ung thư tinh hoàn (nếu đã bị ung thư ở một bên tinh hoàn thì có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn bên kia).

   Để chẩn đoán chắc chắn ung thư tinh hoàn, các bác sĩ sẽ phải khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm thăm dò, kể cả sinh thiết mô, đồng thời đánh giá khả năng xâm lấn của ung thư (ung thư tại chỗ hay di căn) để có kế hoạch điều trị. Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ và/hoặc hóa chất. Trị liệu có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh dịch.

   Một số bệnh cua cong sat nhân bị giảm lượng tinh dịch vĩnh viễn, nhưng nhiều bệnh nhân hồi phục được khả năng có con. Bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn cần thảo luận với bác sĩ những vấn đề liên quan đến chức năng tình dục và sinh đẻ. Nếu việc điều trị bệnh có cửa cổng nghệ thuật thể dẫn đến hậu quả vô sinh, bệnh nhân có thể tìm hiểu về việc lưu gìữ tinh trùng để có thể có con sau này.

   Nhiễm trùng không thể dẫn đến ung thư, bởi bản chất của ung thư là sự phát triển đột biến của các tế bào, phát triển các tế bào không đúng chức năng khiến chúng có vai trò và tác dụng ngược lại với cơ thể. Sự nhiễm trùng chỉ có thể dẫn đến viêm nhiễm, nếu nặng có thể viêm hoại tử, buộc phải cắt bỏ. Ngoài ra, nhiều người bị viêm do lao, còn gọi là viêm lao tinh hoàn mào tinh cũng phải cắt bỏ tinh hoàn. Quai bị cũng không phải là nguyên nhân gây ra ung thư dù người bệnh có thể bị vi-rút quai bị chạy tới tinh hoàn gây viêm.

   Thông thường vi-rút quai bị gây viêm và teo một bên tinh hoàn. Vô sinh do quai bị thường do lượng tinh trùng ít. Để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ung thư tinh hoàn, bác sĩ Dũng khuyên, nam giới nên có ý thức tự khám xem vị trí của tinh hoàn có bình thường không, có xuất hiện nốt nào đặc biệt không, tinh hoàn có bỗng nhiên lớn bất thường, hay bỗng dưng bị sưng, có nốt cứng không. Nếu có những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.

   Khi khám ung thư tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được khảo sát xem có hạch ở vùng bẹn, vùng xương chậu hay không. Sau siêu âm, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm đánh giá các dấu ấn về ung thư, có 3 loại xét nghiệm cần thiết là AFP, PSA, CEA. Bệnh nhân cũng được chụp X quang phổi để khảo sát có sự di căn hay không. Khi đã chẩn đoán được mắc bệnh ung thư tinh hoàn rồi, bệnh nhân bắt buộc phải phẫu thuật, cắt bỏ khối u, lúc đó lấy được 80-90% khối lượng tế bào ung thư ra khỏi cơ thể.

   Sau đó, bệnh nhân sẽ được hóa trị hoặc xạ trị, tùy theo các loại bướu mà phác đồ điều trị khác nhau. Một điều an ủi cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn là hiện nay, hầu hết thuốc điều trị đều nằm trong danh mục thuốc được bảo hiểm y tế chi trả nên nếu người bệnh đã đóng bảo hiểm y tế đầy đủ thì không quá lo ngại về các khoản chi phí khi nằm viện.

   Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của bệnh nhân nhưng không có nghĩa là bệnh nhân sẽ vô sinh 100%. Tỷ lệ bệnh nhân bị bướu tinh hoàn ở cả hai bên là rất thấp, thông thường chỉ bị bướu ở một bên. Tất nhiên, khi hóa trị sẽ ảnh hưởng đến toàn thân, trong đó có cả bên tinh hoàn không bệnh. Nếu bệnh nhân muốn có con, các bác sĩ sẽ có những biện pháp giúp giữ lại tinh dịch.

   Ung thư tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm gây nên bởi nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau. Do đó, bằng những quan sát thông thường, người bệnh khó có thể phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh khi mới bị. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường trên cơ thể hay tại cơ quan sinh dục nam giới cần chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành kiểm tra và làm các xét nghiệm quan trọng nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh cụ thể để có phương pháp điều trị kịp thời.

   Việc thăm khám sớm không chỉ giúp cho quá trình chữa trị bệnh đơn giản, tiết kiệm chi phí điều trị bệnh mà còn giúp người bệnh thoát khỏi các biến chứng vô sinh, suy giảm sinh lý, ung thư tinh hoàn,…

   Hầu hết các loại ung thư đều khó phòng ngừa bởi cho đến nay nguyên nhân gây ung thư vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, ung thư không phải là bệnh “vô phương cứu chữa” nếu như được phát hiện sớm. Nam giới nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn của mình để phát hiện sớm bệnh.

   Cách tốt nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là tự kiểm tra.

   Hàng tháng nên tự kiểm tra tinh hoàn 1 lần, đơn giản nhất là sau mỗi lần tắm.

   Tự kiểm tra tinh hoàn bằng 2 tay, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn. Nắn nhẹ nhàng 2 bên tinh hoàn, kiểm tra mào tinh. Vị trí hay gặp u tinh hoàn là phía hai bên.

   Không hút thuốc lá, không uống rượu

   Ăn uống tập luyện khoa học

   Khám sức khỏe định kỳ: người khỏe mạnh nên khám 6 tháng/lần. Người có các yếu tố nguy cơ nên tái khám thường xuyên hơn.

   Cách kiểm tra ung thư tinh hoàn như sau: Sử dụng nước ấm trong vòi hoa sen để làm giãn bìu. Sau đó nhìn vào gương để tìm những dấu hiệu lạ như bìu sưng, đỏ, kích thước lớn hơn bình thường. Dùng ngón trỏ và ngón cái sờ lần lượt quanh hai tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường sẽ có hình bầu dục, mịn màng và săn chắc, nhưng khi thấy to lên, cứng và hơi đau thì cần chú ý. Lưu ý hai bên tinh hoàn có sự khác biệt về kích thước nhưng không nhiều, do vậy bạn cũng không nên quá lo lắng về điều này. Nếu cảm thấy không ổn, hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa.

   Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng chữa trị của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Nếu người bệnh phát hiện được bệnh sớm, thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ dẫn thì thời gian sống có thể sẽ kéo rất dài.

   Sự nguy hiểm và thời gian căn bệnh gây tử vong hoàn toàn phụ thuộc vào những hành động của người bệnh trong điều trị bệnh. Không phải căn bệnh ung thư nào cũng mang lại cơ hội sống cao cho người bệnh như ung thư tinh hoàn. Chính vì vậy, bạn nên sớm thực hiện các phương pháp điều trị để tránh để bệnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của bản thân.

    Để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe cũng như đảm bảo được khả năng sinh sản, đấng mày râu cần phải thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bản thân tốt hơn nữa, nhất là duy trì thói quen đi khám sức khỏe cơ quan sinh dục định kỳ.

   Trên đây là những thông tin về vấn đề ung thư tinh hoàn. Hi vọng qua bài viết này nam giới sẽ trang bị được cho mình những kiến thức cơ bản về các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn và có thể lựa chọn được cho mình địa chỉ khám nam khoa an toàn và hiệu quả khi cần.

Cùng chủ đề