Chuẩn đoán và những nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu16/09/2019 - 0

- Các bác sĩ đánh giá cao việc trị tận gốc nhiễm trùng đường tiểu ngay từ đầu, vì nếu kéo dài, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn. 

- Thông thường, vi sinh vật gây bệnh tấn công bàng quang và niệu đạo trước (đường tiết niệu dưới). Nếu không được chữa triệt để, chúng sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên, gồm thận và niệu đạo. Khi đó, việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gặp nhiều khó khăn vì hàng loạt biến chứng kèm theo. Trong đó, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu có khả năng trực tiếp gây tử vong. 

- Ngoài ra, các biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu còn có thể kể đến như: 

  • Rủi ro nhiễm trùng tái phát cao, đặc biệt ở phụ nữ mắc bệnh 2 lần liên tục trong vòng 6 tháng hoặc 4 lần trong vòng 1 năm trở lên 
  • Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm đài bể thận) 
  • Phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non hoặc bé sinh ra nhẹ cân
  • Hẹp niệu đạo ở nam giới

Vì vậy, nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu nào bên trên, hãy cố gắng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Thực hiện một số thủ thuật chẩn đoán đơn giản như xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu có thể giúp bạn sớm hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó hạn chế nhiều biến chứng phức tạp lâu dài. 

_ Những xét nghiệm chuẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu :

+ Trước tiên, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng và kiểm tra sức khỏe thể chất của người bệnh. Nếu nghi ngờ một người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ sẽ yêu cầu người đó làm xét nghiệm nước tiểu  để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh. 

+ Mẫu phẩm được kiểm tra cần phải tinh sạch. Do đó, bạn sẽ cần thu thập mẫu nước tiểu giữa dòng nhằm tránh để vi khuẩn hoặc nấm men từ lỗ tiểu làm nhiễm mẫu. Bác sĩ sẽ giải thích và hướng dẫn chi tiết cách lấy mẫu phẩm tinh sạch cho người bệnh. 

+ Khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu, các chuyên gia sẽ đếm số lượng tế bào bạch cầu xuất hiện trong một đơn vị nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng tại đây. Sau đó, thủ thuật cấy mẫu nước tiểu sẽ được áp dụng để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Dựa vào đó, bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả và phù hợp nhất với bạn.

 

+ Đồng thời, điều này còn giúp ngăn chặn rủi ro vi khuẩn phát triển khả năng kháng kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu.

- Bác sỹ nghi ngờ visut là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu :Trong trường hợp này, bạn có thể phải thực hiện thêm vài xét nghiệm chuyên sâu hơn. Thực tế, tình trạng này rất hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ phát sinh ở những người ghép tạng hoặc có hệ miễn dịch kém. 

- Bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên :Bên cạnh xét nghiệm nước tiểu, thủ thuật tổng phân tích tế bào máu  (CBC) cũng cần tiến hành nếu bác sĩ cho rằng bạn bị nhiễm trùng thận hoặc niệu đạo. Kết quả cấy máu có khả năng cho biết các vi sinh vật gây bệnh đã tiến vào hệ tuần hoàn hay chưa. 

- Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát  :

Đối với tình trạng tái  phát , bác sĩ có thể muốn kiểm tra dấu hiệu bất thường, ví dụ như tắc nghẽn, ở đường tiểu bằng các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như: 

  • Siêu âm đường tiểu
  • Chụp X-quang bể thận qua đường tĩnh mạch (IVP)
  • Nội soi bàng quang
  • Chụp CT hệ tiết niệu

 

Cùng chủ đề