Những kiến thức cơ bản cần thiết về bệnh ung thư mũi13/01/2020 - 0

   Khi nhắc tới các bệnh ung thư thì chắc hẳn rất ít người trong chúng ta biết đến bệnh ung thư mũi. Đây là một căn bệnh ung thư tuy rất hiếm gặp nhưng nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và điều trị sớm thì sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích nhất về căn bệnh này.

Ung thư mũi thông tin tổng quan

   Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh ung thư mũi và những thông tin cơ bản của bệnh trước nhé.

Ung thư mũi là bệnh gì?

   Ung thư mũi là bệnh lý xảy ra khi các tế bào ác tính hình thành và phát triển quá mức tạo nên các khối u trong khoang mũi hoặc xoang mũi. Đây là căn bệnh ở vùng mặt sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Bệnh ung thư mũi thường được chia thành 2 loại phổ biến nhất là ung thư khoang mũi và ung thư các xoang bên cạnh mũi.

Các giai đoạn phát triển của ung thư mũi

   Các bác sĩ chuyên khoa đã chia bệnh ung thư mũi thành 4 giai đoạn phát triển cụ thể như sau:

Ung thư mũi giai đoạn sớm

   Ở giai đoạn sớm, những biểu hiện của bệnh ung thư mũi thường chưa rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về mũi khác như bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Ung thư mũi giai đoạn sớm chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn mà khối u chỉ mới hình thành ở lớp trên cùng của tế bào lót bên trong khoang mũi. Chúng không phát triển sâu hơn và cũng không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận ở xa của cơ thể.
  • Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, khối u đã phát triển sâu hơn, nhưng nó chỉ ở một phần của khoang mũi (mặc dù khối u có thể xâm lấn vào xương). Tuy nhiên, khối u vẫn chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận ở xa của cơ thể.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, khối u đã phát triển lớn hơn và nó sẽ chiếm một phần của khoang mũi hoặc toàn bộ khoang mũi. Những tế bào ung thư vẫn chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc các bộ phận ở xa của cơ thể.

Ung thư mũi giai đoạn 3

   Trong giai đoạn này, bệnh ung thư mũi có thể phát triển theo 2 trường hợp là: 

  • Trường hợp 1: Khối u đã xâm lấn vào một bên hoặc đáy của ổ mắt, vòm miệng hoặc xoang hàm trên nhưng không lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các phần xa của cơ thể.
  • Trường hợp 2: Khối u có thể hoặc chưa xâm lấn ra bên ngoài khoang mũi hoặc vào các cấu trúc lân cận nhưng tế bào ung thư đã lan đến một hạch bạch huyết ở cùng một bên của cổ và kích thước khối u lớn hơn 3 cm. Tuy nhiên, tế bào ung thư vẫn chưa lan đến các phần xa của cơ thể.

Ung thư mũi giai đoạn 4

   Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư mũi. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì bệnh đã tiến triển nặng và rất khó chữa trị:

Trong giai đoạn 4A có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Khối u đã di căn vào một phần phía trước của ổ mắt, da của mũi hoặc má, xoang trán hoặc một số xương ở mặt với mức độ tiến triển vừa phải. Tuy nhiên, khối u không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc nó đã lan đến một hạch bạch huyết duy nhất trên cùng một bên của cổ với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm. Lúc này tế bào ung thư vẫn chưa lan đến các phần xa của cơ thể.
  • Trường hợp 2: Khối u có thể hoặc không xâm lấn vào các cấu trúc bên ngoài khoang mũi. Nhưng nó đã lan đến một hạch bạch huyết trên cùng một bên của cổ như khối u với kích thước lớn hơn 3 cm và nhỏ hơn 6 cm. Hoặc nó đã lan đến nhiều hơn một hạch bạch huyết trên cùng một bên của cổ với kích thước nhỏ hơn 6 cm.

Trong giai đoạn 4B có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Khối u đang di căn vào mặt sau của ổ mắt, não, màng nhĩ (mô bao bọc não), một số bộ phận của sọ (xương đòn hoặc xương sọ sọ giữa), một số dây thần kinh sọ hoặc vòm họng khoang mũi.
  • Trường hợp 2: Khối u có thể hoặc không xâm lấn thành các cấu trúc bên ngoài khoang mũi. Lúc này, tế bào ung thư đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết với kích thước lớn hơn 6cm, Hoặc nó đã lan đến hạch bạch huyết và sau đó phát triển bên ngoài hạch bạch huyết nhưng tế bào ung thư chưa di căn.

Trong giai đoạn 4C:

  • Khối u có thể hoặc không phát xâm lấn vào các cấu trúc bên ngoài khoang mũi. Tế bào ung thư có thể hoặc không lan đến các hạch bạch huyết lân cận và nó đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ung thư mũi

   Cho đến nay thì các bác sĩ vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh ung thư mũi này. Nhưng họ đã xác định được một số yếu tố có khả năng cao khiến cho con người bị mắc bệnh đó là: 

  • Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại: Đây là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ung thư mũi. Nếu bạn làm những công việc phải tiếp xúc với các chất độc hại như: bụi gỗ, hóa chất kim loại, xăng dầu, khoáng sản… thì rất dễ bị ung thư mũi.
  • Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại có nguy cơ gây ung thư rất cao, trong đó có bệnh ung thư mũi.
  • Lây nhiễm Virus HPV: Đây là loại virus thường được biết đến là có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung rất cao. Trong số các loại HPV thì loại 16 là loại gây ra ung thư mũi và xoang thường thấy nhất.
  • Bệnh lý: Những người bị ung thư võng mạc di truyền sẽ có nguy cơ gia tăng ung thư khoang mũi nếu u nguyên bào võng mạc được điều trị bằng xạ trị.
Cùng chủ đề