Suy thận giai đoạn 3 nên ăn uống và điều trị như thế nào?20/10/2014 - 34

 Tôi bị suy thận sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt, hiện đang ở giai đoạn 3, GFR của tôi 53. Tôi cảm thấy khá mệt mỏi và đang cố gắng rất nhiều để ngăn chặn tiến trình để tránh phải lọc máu. Từ khi bị suy thận, huyết áp tăng cao nên tôi thường xuyên uống thuốc để giữ cho huyết áp ổn định và ăn nhạt hoàn toàn.

Tôi có hỏi bác sĩ về vấn đề ăn uống, bác sĩ chỉ nói một cách chung chung. Tôi rất muốn được tư vấn bởi bác sĩ dinh dưỡng, nhưng không biết phải làm thế nào. Tôi tìm hiểu trên mạng nhưng chỉ thấy những lời khuyên trái ngược nhau. Tôi đang băn khoăn không biết những loại vitamin và khoáng chất nào cần phải quan tâm nhất cho bệnh của mình. Tôi biết vitamin D là một trong những chất quan trọng và tôi đang bổ sung sau khi biết rằng kết quả xét nghiệm của tôi rất thấp. Tôi hy vọng ai đó có thể cho tôi một số gợi ý về cách điều trị cũng như các chế độ ăn uống phù hợp để tôi có thể bắt đầu, xin cảm ơn.

comment

Nguyễn Giang

   Hãy cẩn thận với thực phẩm bổ sung và tôi hy vọng vitamin D bạn đang dùng được bác sĩ kê đơn. Bạn có biết rằng nó có thể dễ dàng trở nên độc hại nếu bạn uống quá nhiều thứ hoặc không phù hợp? Khi thận không hoạt động như ở giai đoạn 3, điều quan trọng là các khoáng chất bạn tiêu thụ phải phù hợp do chúng được đào thải như thế nào. Chắc chắn sẽ phải cần đến bác sĩ dinh dưỡng, bạn nên đến bệnh viện dinh dưỡng hoặc khám chuyên khoa dinh dưỡng để được hướng dẫn.

   Sự mệt mỏi của bạn có thể là do thiếu máu. Bạn đã kiểm tra các thành phần máu của mình chưa? Thiếu máu rất phổ biến ở bệnh nhân bị suy thận từ giai đoạn 3 trở lên.

comment

Đỗ Nhược

Cảm ơn các bạn. Bác sĩ kê đơn Vitamin D cho tôi, tôi cũng bị thiếu máu. Tôi uống viên sắt thuần chay hàm lượng thấp và đã được Bác sĩ của tôi chấp thuận.

comment

Hongdao Nguyen

Đúng là ở giai đoạn 3 bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt hơn, nó có thể do nhiều vấn đề, nhưng tỷ lệ cao và phổ biến là thiếu máu. Hiển nhiên khi thiếu máu sẽ được bổ sung sắt. Nhưng bạn hãy cẩn thận với các loại thuốc không kê đơn, đặc biệt là thuốc sắt!

Mỗi người trong chúng ta đều có các mức điện giải khác nhau, sắt có thể gây độc nếu dùng với hàm lượng cao, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa thận làm xét nghiệm máu thường xuyên cho bạn và họ có thể cho biết những chất điện giải cần điều chỉnh. Ngoài ra còn có phương pháp xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để đo thể tích, độ pH và một số chất điện giải khác không xuất hiện trong xét nghiệm máu. 

comment

Đỗ Ánh Dương

   Tôi cũng đang loay hoay với chế độ ăn uống của mình, tôi rất cẩn thận xoay sở thựa hiện một kế hoạch ăn kiêng bao gồm các công thức phù hợp, ăn ngon và đảm bảo rằng cơ thể vẫn được kiềm hóa.

   Tôi hoàn toàn không sử dụng muối, không ăn thực phẩm chế biến sẵn. Điều duy nhất mà tôi không biết phải làm thế nào, đó là nếu không ăn thị đỏ thì tôi bị thiếu máu, nếu ăn thì máu sẽ đủ nhưng Protein lại tăng quá mức. Mọi người có thể cho tôi biết những loại thực phẩm nào nên bỏ qua và những loại thực phẩm nào nên được ưu tiên? Xin hãy giúp đỡ, tôi vào đây để cố gắng tìm ra những gì cần làm qua các trải nghiệm của mọi người.

Cùng chủ đề