Thực đơn dành cho người bệnh tăng áp động mạch phổi20/03/2019 - 0

1.Hạn chế lượng muối (natri) hấp thụ:

Lời khuyên phổ biến nhất từ bác sĩ mà bạn sẽ nghe nếu được chẩn đoán mắc bệnh tăng áp động mạch phổi là giảm lượng muối ăn. Những thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối nên việc chọn nguyên liệu tươi sống có thể giúp hạn chế lượng natri mà bạn hấp thụ. Nếu bạn có thói quen nêm nhiều muối vào món ăn, hãy tập giảm bớt lượng gia vị này 

 

2. Hạn chế uống quá nhiều nước:

Nhiều người mắc bệnh tăng áp động mạch phổi được khuyên uống 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là con số dành chung cho tất cả mọi người. Bạn nên trò chuyện với bác sĩ về lượng nước phù hợp với thể trạng của mình.

Theo dõi cân nặng giúp bạn đánh giá được lượng nước uống thích hợp. Nếu bị tăng cân trong một ngày, nguyên nhân có thể do bạn uống quá nhiều nước. Vì vậy, bạn cần tránh uống quá nhiều nước để ngăn ngừa tích nước trong cơ thể.

3. Tránh xa các chất kích thích

Tránh caffeine và các chất kích thích khác, chẳng hạn như rượu, bia là điều cần thiết để điều chỉnh và kiểm soát huyết áp. Bạn hãy thử thay thế trà và cà phê bằng nước rau diếp xoăn nếu bạn thích thức uống ấm vào buổi sáng. Nước ép có ga và mocktails đá (cocktail không cồn) cũng có thể thay thế cho rượu bia vào cuối ngày

 

 4. Giảm cảm giác buồn nôn

Nhiều người bị bệnh tăng áp động mạch chủ chia sẻ rằng các phương pháp điều trị mới khiến họ cảm thấy vô cùng buồn nôn. Để đối phó với tác dụng phụ này, bạn hãy thử chia nhỏ các bữa ăn ra và hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo. Bánh mì nướng khô và bánh quy giòn, không ướp muối có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi triệu chứng buồn nôn bắt đầu xuất hiện. Tránh soda và gừng trong chế độ ăn uống hàng ngày.                             

 

5.Tăng hàm lượng sắt hấp thụ

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 cho thấy bệnh tăng áp động mạch phổi sẽ nặng hơn khi cơ thể thiếu chất sắt. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy thử bổ sung thịt đỏ, đậu và rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày. Cơ thể sẽ hấp thụ chất sắt tốt hơn nếu bạn kết hợp chúng với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, ớt chuông và bông cải xanh.                                                                                                                                                             

 

6.Tập thói quen dùng gia vị tỏi

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của tỏi trên chuột bị bệnh tăng áp động mạch phổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy một hợp chất trong tỏi có tên là allicin có khả năng mở rộng mạch máu và hạ huyết áp đáng kể. Vì vậy, bạn nên tập thói quen ăn tỏi sống hoặc thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày nếu bạn đang phải đối mặt với loại bệnh lý này                           

7.Đảm bảo hấp thụ đủ hàm lượng vitamin K

Mặc dù rau xanh hay những loại thực phẩm chứa màu xanh sẫm là nguồn giàu khoáng chất sắt, nhưng chúng đồng thời cũng chứa một lượng vitamin K đáng kể. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin K có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của nhóm thuốc làm loãng máu.

Điều này có thể khiến bạn hoang mang, nhưng việc dung hòa giữa hàm lượng chất sắt và vitamin K trong cơ thể là điều hoàn toàn khả thi. Bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn để biết hàm lượng vitamin K an toàn cho cơ thể. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), mấu chốt của vấn đề là bạn cần duy trì hàm lượng vitamin K hấp thụ ổn định theo thời gian

 

 

 

Cùng chủ đề