Tổn thương bệnh giang mai ở nữ giới thường gặp ở vị trí nào?24/04/2019 - 0

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục, diễn biến chậm và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan như da, tim, hệ thần kinh. Đặc biệt bệnh giang mai ở nữ giới khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị sẽ lây sang cho thai nhi.

1. Đặc điểm của bệnh giang mai

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum gây nên.

Đường lây bệnh:

·         Bệnh lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn

·         Ngoài ra còn lây qua đường máu như truyền máu của người mang bệnh sang người lành, sử dụng chung bơm kim tiêm với người bệnh.

·         Truyền từ mẹ sang con: Nếu người mẹ mang thai bị giang mai không được điều trị có thể lây truyền cho thai nhi

Phương thức lây truyền: Vi khuẩn giang mai thâm nhập vào da, niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh, sau đó giang mai gây bệnh tại cơ quan sinh dục hình thành những săng giang mai, sau giai đoạn này chúng thâm nhập vào máu và lan tràn khắp cơ thể.

2. Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai phát triển qua 3 thời kỳ, ở mỗi thời kỳ có những biểu hiện khác nhau

Giang mai thời kỳ đầu

Các tổn thương thường xuất hiện sau 3-4 tuần bị lây bệnh, đặc trưng của thời kỳ này là săng giang mai với biểu hiển:

·         Là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là săng cứng). Người bệnh không cảm thấy đau hay ngứa.

·         Vị trí: Thường gặp ở niêm mạc sinh dục như môi lớn, môi bé, mép âm hộ.

·         Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đám hạch có một hạch to hơn hẳn các hạch khác.

Các vết săng của thời kỳ này sau một thời gian sẽ tự biến mất, mà không cần điều trị chính vì vậy người bệnh tưởng nhầm đã khỏi, thực ra là bệnh chuyển sang giai đoạn khác.

Giang mai thời kỳ 2

Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện:

·         Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, không ngứa, ấn tay hay làm căng da thì mất đi.

·          Sẩn giang mai với nhiều hình thái đa dạng: sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh. Sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoại tử...

·         Sẩn phì đại: hay gặp ở hậu môn, bộ phận sinh dục.

·         Viêm hạch lan tỏa.

·         Rụng tóc kiểu “rừng thưa”.

·         Các triệu chứng này sau một thời gian thường tự biến mất.

Giang mai thời kỳ 3

Giữa các thời kỳ có thể có những thời kỳ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, bệnh được phát hiện nhờ xét nghiệm huyết thanh.

Thời kỳ thứ 3 thường xuất hiện vào năm thứ 3 của bệnh, biểu hiện của bệnh có thể qua 3 thể bệnh sau:

·         Gôm và củ giang mai (chiếm khoảng 15%): Xuất hiện trên da, cơ, xương với đặc điểm nổi cao trên mặt da, không đau, kích thước khoảng bằng hạt ngô, ranh giới rõ sau đó tiến triển thanh hoại tử và loét rất chậm liền.

·         Giang mai thần kinh (65%): Với các biểu hiện tổn thương thần kinh gây bại liệt, viêm màng não...

·         Giang mai tim mạch (khoảng 10%): Với các biểu hiện tổn thương tim mạch, chủ yếu là phình mạch.

 

 

Cùng chủ đề